Thủ tục nhập khẩu mực in bạn cần biết

Bạn đang muốn nhập khẩu mực in về để buôn bán, kinh doanh, dịch vụ nạp mực máy in. Nắm rõ thủ tục nhập khẩu mực in sẽ giúp bạn dễ dàng có được nguồn mực in chất lượng, uy tín với quy trình đúng chuẩn. Theo dõi bài viết cùng Mực In Tuấn Long nhé.

Thủ tục nhập khẩu mực in bạn cần biết

Bạn cần biết gì trước khi làm thủ tục nhập khẩu mực in?

Khi có nhu cầu nhập khẩu mực in, đa số khách hàng thường quan tâm đế các bước làm thủ tục, giấy xin phép, đơn vị làm thủ tục v.v Tuy nhiên, trước tiên bạn cần biết được một số thông tin như sau.

HS code mực in

Không chỉ đối với mực in, mà tất cả cá loại hàng hóa nhập khẩu điều phải xác định được mã HS cho lô hàng, đây là điều bắt buộc. Hiện tại, mã HS code chung của mực in là 3215. Trong đó, tùy thuộc vào thành phần của mà HS code mực in bao gồm những mã khác nhau như:

  • 321511: Mã HS của mực in màu đen.
  • 32151110: Mã HS của mực in được tia cực tím làm khô.
  • 32151190: Các loại mực in khác.
  • 32151900: Các loại mực in khác.
  • 32159010: Khối carbon, loại chuyên dụng để sản xuất giấy than.
  • 32159060: Mã HS của mực in vẽ hoặc mực viết.
  • 32159070: Mã HS của loại mực in dùng cho máy photocopy.
  • 32159090: Các loại mực in khác.

Các loại thuế nhập khẩu mực in

Thuế là một trong nhưng vấn đề mà nhiều người quan tâm khi làm thủ tục nhập khẩu mực in. Đây cũng là một yếu tố mà các sản phẩm nhập khẩu điều được áp dụng. Khi làm thủ tục, bạn cần đóng các loại thuế sau cho doanh nghiệp:

  • Thuế VAT (thuê giá trị gia tăng) đối với mặt hàng mực in là 10%.
  • Thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Loại thuế này được áp đặt lên mực in với mức từ 5% cho đến 7%. Tuỳ vào từng mã HS đã quy định, mức thuế sẽ có sự khác nhau.

Hồ sơ hải quan

Nắm rõ hồ sơ hải quan sẽ giúp bạn chuẩn bị được đầy đủ các giấy tờ. Từ đó việc làm thủ tục nhập khẩu mực in sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu mực in sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

Bộ hồ sơ cơ bản gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading
  • C/O nếu có
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Ngoài ra, theo công văn 1372/HC-VP của Cục Hóa Chất đã giải đáp hướng dẫn việc nhập khẩu sơn – vecni, các sản phẩm thành phẩm bán lẻ có thành phần tiền chất/hóa chất sẽ không thuộc phạm vi nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Thủ tục nhập khẩu mực in tại cửa nhập khẩu

Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ phải khai hải quan nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật. Bạn sẽ dễ dàng kê khai qua mạng internet thông qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS.

Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai. Tùy theo kết quả phân luồng tờ khai bạn cần thực hiện những công việc khác nhau:

  • Luồng xanh thì thông quan.Bạn chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành lấy hàng về.
  • Luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra.

Câu hỏi thường gặp về làm thủ tục nhập khẩu mực in

Mực in dạng lỏng có được nhập khẩu không?

Theo quy định, mực in đã bao gồm các chất đáp ứng quy định sẽ được nhập khẩu như các sản phẩm khác. Tuy nhiên, vì mặt hàng này khá dễ vỡ hoặc bị hư hại nên luôn cần đảm bảo sự an toàn tối đa.

Có thể nhập kèm dung môi chứa Metyl Etyl Keton không?

Thông thường, doanh nghiệp hay cá nhân nhập khẩu mực in thường sẽ nhập khẩu thêm dung môi, trong thành phần dung môi lại có chứa Metyl Etyl Keton.

Theo đúng quy định của pháp luật, bởi Metyl Etyl Keton thuộc vào danh mục tiền chất ma túy. Do đó, bạn cần phải xin giấy phép của bộ công thương và được sự đồng ý mới có thể nhập khẩu.

Lời kết luận

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về thủ tục nhập khẩu mực in và những câu hỏi thường gặp của các cá nhân, doanh nghiệp khi có nhu cầu nhập mực in về kinh doanh, buôn bán. Hy vọng rằng thông tin từ Mực In Tuấn Long sẽ hữu ích với bạn.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply

097 211 7400